Chúng ta chưa biết chắc chắn khi nào dịch COVID -19 sẽ kết thúc. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại vắc xin phòng COVID-19 đang là giải pháp bền vững góp phần khống chế, kiểm soát dịch bệnh và đưa cuộc sống trở về bình thường.
Vừa qua, có không ít câu hỏi được đặt ra xoay quanh tiêm vacxin phòng ngừa COVID -19, đặc biệt là với những người bệnh lý nền, trong đó có người bệnh viêm xoang. Nhiều người viêm mũi xoang lo ngại không biết có nên tiêm phòng vacxin covid hay không? trước, trong và sau khi tiêm cần làm gì? Sau đây là các giải đáp cần thiết dành cho bạn.

I, Trả lời những thắc mắc trước khi đi tiêm chủng vaccin?
1. Đang có triệu chứng viêm xoang tiêm phòng được không?
Tiêm vacxin không chắc chắn bạn sẽ không bị nhiễm COVID-19 nữa nhưng sẽ đảm bảo rằng nó giúp giảm nguy cơ mắc Covid và giảm mức độ nặng phải nhập viện, thở máy, thậm chí tử vong. Đặc biệt, người bệnh viêm mũi xoang là đối tượng nguy cơ lây nhiễm cao và có thể diễn tiến nặng nếu mắc bệnh.
Theo thông tin trên Phiếu sàng lọc trước tiêm chủng vaccin phòng Covid – 19 ban hành kèm theo Quyết định số 3445/QĐ-BYT của Bộ y tế ngày 15/07/2021, người được tiêm chủng được phân làm 4 nhóm: (1) Nhóm đủ điều kiện tiêm chủng ngay; (2) Nhóm chuyển tiêm chủng và theo dõi tại bệnh viện; (3) Nhóm trì hoãn tiêm chủng và (4) Nhóm chống chỉ định tiêm chủng vaccin cùng loại.
Trong đó, nếu đang CÓ “bệnh mạn tính, đang tiến triển” hoặc CÓ “bệnh cấp tính”, người đến tiêm sẽ được xếp vào nhóm (3): “Trì hoãn tiêm chủng”. Như vậy nếu đang bị tái phát viêm mũi xoang với triệu chứng rầm rộ như chảy mũi, nghẹt mũi, đau nhức hốc xoang nhiều, có kèm theo sốt hoặc viêm họng, viêm đường hô hấp trên, bạn cần khai báo với y bác sĩ để được khuyến cáo rõ ràng, có thể phải trì hoãn tiêm và chờ sau khi khỏi bệnh hoặc khi đã kiểm soát được đợt viêm xoang cấp tiến triển. Còn nếu viêm xoang mạn tính đã điều trị ổn định, bạn hoàn toàn có thể tiêm phòng COVID-19 miễn là không có Phản ứng dị ứng nghiêm trọng hoặc ngay lập tức với vắc-xin ngừa COVID-19 hoặc với bất kỳ thành phần nào của vaccine.
2, Đang uống thuốc viêm xoang có nên tiêm phòng không?
Nhiều bệnh nhân viêm mũi xoang có thói quen tự ý dùng thuốc tây hoặc có thể được bác sĩ chỉ định điều trị. Nếu bạn đang nằm trong trường hợp này cần lưu ý xem lại những thuốc bạn đang sử dụng có nhóm thuốc chống viêm Corticoid hay NSAIDs hay không (NSAID Viết tắt của non-steroidal anti-inflammatory: Thuốc chống viêm không có cấu trúc steroid).
Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế, nên tránh dùng thuốc nguồn gốc steroid một tuần trước khi tiêm chủng. Các steroid như prednisone và dexamethasone thường dùng trong điều trị viêm khớp dạng thấp và các bệnh lý tự miễn khác. Các thuốc steroid ức chế mạnh quá trình viêm và có thể làm suy giảm miễn dịch của cơ thể, dẫn đến giảm đáp ứng đối với vắc xin COVID-19.
Bên cạnh đó, Bộ Y Tế còn khuyến cáo tránh dùng thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hay non-steroid ngay trước khi tiêm vaccine COVID-19 vì chúng có thể làm giảm hiệu quả của vaccine.
Bộ Y tế cũng khuyến cáo cụ thể với những người đang dùng corticoid (thuốc chống viêm) liều tương đương ≥ 2mg prednisolon/kg/ngày, thì cần trì hoãn việc tiêm vắc xin. Với những người lớn tuổi cần tuân thủ hướng dẫn của FDA là không tiêm vắc xin khi dùng Corticoid liều tương đương ≥ 20mg Prednisolon/ngày tích lũy trong 14 ngày trong vòng 6 tháng trước đó. (Quy đổi: 20mg Prednisolon bằng 80mg Hydrocortisone, 16mg methylprednisolone, 3mg Dexamethasone). Những bệnh nhân đang điều trị thuốc corticoid liều thấp hơn thì vẫn có thể tiêm vắc xin phòng covid-19 được.
Kết luận, nếu những loại thuốc chữa viêm xoang mà bạn đang dùng không có các thành phần làm giảm tương tác với vacxin vừa nêu trên thì khuyến cáo người bệnh không cần ngưng thuốc trước và sau khi tiêm.
3. Chế độ dinh dưỡng, ngủ nghỉ như thế nào trước khi tiêm?
Theo CDC Hoa Kỳ và Bộ Y tế Việt Nam cùng các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mọi người trước khi tiêm vắc xin nên đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân đối và giàu năng lượng. Người bệnh viêm xoang vốn sẵn đề kháng kém do vậy, cần lưu ý chế độ dinh dưỡng, ngủ nghỉ trước khi tiêm phòng.
– Đảm bảo giấc ngủ, chế độ sinh hoạt đều đặn như: ngủ đủ giấc, ngủ thật ngon vào đêm trước khi tiêm, giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tối đa.
– Giữ đủ nước cho cơ thể, nước giúp các tế bào loại bỏ độc tố. Theo Bộ y tế (2021), mỗi ngày bạn nên duy trì đủ 2,5 – 3 lít/ngày, đặc biệt là các thời điểm như sau khi thức dậy buổi sáng, bữa sáng đến trưa, giờ ăn trưa đến giữa buổi chiều, buổi chiều đến giờ ăn tối.
– Ăn đầy đủ và đa dạng thực phẩm. Nên ăn đủ các nhóm chất thịt, cá trứng sữa, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi.
– Không uống rượu, bia trước và sau tiêm. Rượu, bia có thể ức chế miễn dịch, gây mất nước, giảm khả năng chống nhiễm trùng, tăng nguy cơ biến chứng, gây khó khăn khi phân biệt phản ứng của rượu, bia và phản ứng của vaccine.
4. Phải chuẩn bị giấy tờ, thông tin trước khi đi tiêm gì ?
Chuẩn bị thông tin giấy tờ chứng minh được độ tuổi và công việc của mình, để chứng minh bạn đến lượt và quyền ưu tiên được tiêm vắc xin COVID. Khai báo các thông tin cá nhân trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử khi có yêu cầu của cơ quan chức năng.
Chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ liên quan sức khỏe của bạn. Nếu bạn đang tiềm ẩn một số bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh thận mạn, béo phì, dị ứng thuốc…, cần xuất trình bằng chứng rằng bạn có bệnh lý đó để được tư vấn từ bác sĩ trước khi tiêm.
Người có sẵn bệnh nền viêm xoang hoặc đang trong thời gian điều trị bệnh cần đưa hồ sơ, giấy tờ hoặc liệt kê ra các loại thuốc chữa trị viêm xoang mà bản thân đang dùng cho cán bộ y tế, để được tư vấn chuẩn xác nhất trước khi tiêm.
II. Trong khi tiêm chủng vacxin cần chú ý điều gì?
1. Đi tiêm đúng ngày, giờ hẹn, đeo khẩu trang và tuân thủ thực hiện 5K của Bộ Y Tế tại điểm tiêm chủng. Cần quan sát và giữ khoảng cách tối thiểu theo khuyến cáo.
2. Khai báo trung thực vào tờ “Phiếu sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19”. Người bệnh viêm mũi xoang cần trao đổi với bác sĩ về các triệu chứng bệnh liên quan đến mũi, dị ứng với những dị nguyên khác hoặc những loại thuốc đang dùng để điều trị,….để bác sĩ cho lời khuyên đúng đắn nhất
3. Sau khi tiêm, bạn nên ở lại ít nhất 30 phút theo dõi sức khỏe tại điểm tiêm chủng, hạn chế tiếp xúc, giữ khoảng cách với mọi người xung quanh.
III. Những lưu ý sau khi tiêm chủng cần biết?
1. Những dấu hiệu sau tiêm có thể xuất hiện và cách xử trí?
Khi về nhà, nên chủ động theo dõi sức khỏe trong vòng 3 tuần kể từ thời điểm tiêm vắc xin.
Một số dấu hiệu thông thường sau tiêm vắc xin phòng Covid-19 mà bạn có thể gặp như như: đau tại chỗ tiêm, sốt, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp, ngứa, sưng, đỏ, bồn chồn… Đây là các phản ứng thông thường sau khi tiêm vắc xin Covid-19, cho thấy cơ thể bạn đang tạo ra miễn dịch phòng bệnh.
Một số phản ứng sau tiêm nghiêm trọng rất hiếm có thể xuất hiện một vài giờ hoặc một vài ngày sau tiêm phòng vắc xin Covid-19 như: tê môi/ lưỡi; phát ban; ngứa, tắc nghẽn, căng cứng ở họng; thở dốc, khó thở,…
Nếu có các dấu hiệu nghiêm trọng hoặc bất thường sau khi tiêm vắc xin, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ theo dõi và xử lý kịp thời.
2. Nếu tái phát viêm xoang sau tiêm thì làm thế nào?
Viêm xoang tái phát với các triệu chứng: Đau nhức, chảy dịch, nghẹt mũi,… sau tiêm chưa hẳn là do tác dụng phụ của vắc xin. Theo các chuyên gia Tai – Mũi – Họng, viêm mũi xoang có thể tái phát do bất kỳ nguyên nhân nào khác như: sức đề kháng kém, sử dụng nhiều đồ lạnh, thay đổi thời tiết, dị ứng bụi bẩn hoặc lông chó, mèo,…
Theo các bác sĩ, để đề phòng bệnh viêm xoang tái phát sau tiêm, người bệnh viêm xoang cần chú ý đến:
– Môi trường sống lành mạnh và chế độ ăn uống khoa học: Uống nước đun sôi để nguội, nên uống nhiều nước vì nước làm loãng chất nhầy, bong lớp mũi đặc và tạo rãnh thông thoáng, dễ khạc đờm, tống bụi bẩn ra ngoài.
– Tăng cường ăn các thực phẩm chất béo omega-3 có tác dụng ngăn chặn các phản ứng viêm tấy đường hô hấp như: cá nục, cá hồi… Bổ sung nhiều vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể như bưởi, cam, quýt, ớt chuông, cà rốt…
– Nên ăn một số thức ăn có tính ấm như hành, tỏi, gừng… chứa nhiều chất kháng sinh có tác dụng phòng chống viêm xoang. Tăng cường ăn các thực phẩm từ đậu nành giúp cung cấp canxi, khoáng tố cần thiết cho cơ thể để chống dị ứng.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng các sản phẩm phòng và điều trị viêm mũi xoang không chứa các thành phần làm giảm tác dụng của vắc xin phòng Covid-19 như đã khuyến cáo.

Điều trị viêm xoang mạn tính, tái phát, các bác sĩ và các chuyên gia đầu ngành khuyên người bệnh nên lựa chọn sản phẩm thuốc Thông Xoang từ thảo dược để điều trị viêm mũi xoang. Bởi thuốc điều trị chiết xuất từ thảo dược có thể điều trị lâu dài mà không có các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Theo PGS. TS Phùng Hòa Bình – Nguyên trưởng Bộ môn Dược học cổ truyền, Đại học Y Hà Nội, thảo dược có ít tác dụng bất lợi hoặc có chăng thì nhẹ nhàng hơn tân dược. Kinh nghiệm sử dụng các vị thảo dược của các bậc tiền nhân qua hàng nghìn năm đã chỉ ra tính chọn lọc (đặc hiệu) với bệnh viêm xoang mũi.
Trong hoàn cảnh đang cần rất thận trọng với dịch bệnh, người có tiền sử viêm mũi xoang mạn tính, tái phát nhiều lần nên lựa chọn và sử dụng các loại thuốc Thông Xoang thảo dược được điều chế từ các dược liệu được ví như “kháng sinh tự nhiên” tốt cho hệ hô hấp như: Tân di, bạch chỉ, cảo bản, phòng phong… giúp bảo vệ mũi xoang vừa an toàn với công dụng đào thải dịch nhầy, phục hồi niêm mạc tổn thương, kháng khuẩn, kháng viêm, ức chế virus cúm. Kết hợp rửa mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý và dùng thuốc xịt điều trị xoang từ thảo dược cho đường thở thông thoáng hơn. Có sẵn thuốc, có thể dùng dự phòng tránh tái phát bệnh hoặc dùng ngay khi có triệu chứng là biện pháp hữu hiệu, chủ động giữ sức khỏe trong mùa dịch nguy hiểm này.
Thongxoangtan.vn