Quất (Tắc) – Vị thuốc quý chữa ho
Theo sách “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam” (Nhà xuất bản Khoa học & Kỹ thuật), quả Quất (Tắc) chứa nhiều vitamin C, protein, tinh dầu (α-pinen, limonen, β-pinen…) và các nguyên tố vi lượng như Fe (sắt), Cu (đồng). Quả quất có vị chua, hơi ngọt, mùi thơm, tính ôn, có tác dụng giải khát, giảm ho. Quất được sử dụng trong các bài thuốc chữa ho, đặc biệt là ho lâu ngày không khỏi. Bài thuốc đơn giản nhất dân gian thường dùng để trị ho, viêm họng là ngâm quất với đường phèn, muối hoặc chưng quất với mật ong.
Tuy nhiên, hiện nay, có tới gần 90% quất được trồng ở nước ta để làm cảnh, phục vụ dịp Tết.
Lợi ít hại nhiều khi dùng quất cảnh làm thuốc
Trưng quất cảnh không chỉ là một thú chơi ngày Tết ở nhiều gia đình Việt, mà còn mang ý nghĩa phong thủy: rước tài, thêm lộc cho năm mới. Đáp ứng nhu cầu thích những cây quất đẹp, nảy lộc, có quả bóng đẹp, vàng ươm đúng dịp Tết, người trồng quất cảnh thường phun thuốc trừ sâu, dùng thuốc kích quả nhanh chín hoặc tươi lâu, không bị rụng.
Vì những lý do trên, dư lượng hóa chất độc hại có thể đọng lại trên lá, vỏ quả, thậm chí ngấm vào bên trong quả quất. Bạn có thể dễ dàng thấy, quả quất cảnh có vỏ ngoài vàng ươm, bóng đẹp, khi ăn thử thì ít nước, kém thơm, ngoài vị chua còn để lại dư vị đăng đắng. Tuy nhiên, nhiều người chưa lường được mức độ nguy hiểm khi sử dụng quất ngấm hóa chất nên vẫn dùng để chữa ho. Một số cơ sở sản xuất nhỏ lẻ ham lợi trước mắt cũng có thể thu mua những quả quất này với giá rẻ để làm thuốc. Đó là hành động coi thường sức khỏe, sự an toàn của người tiêu dùng.
Chọn quất làm thuốc ho thế nào cho chuẩn?
Quất muốn sử dụng để làm thuốc trị ho, nhất là cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, phải đạt các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về hàm lượng hoạt chất và độ an toàn: Quả quất không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hóa chất (dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, hàm lượng nitrat). Quất phải được hái đúng thời điểm: Không quá xanh vì hàm lượng hoạt chất, tinh dầu chưa cao, cũng không được quá chín khi đã giảm lượng vitamin C và tinh dầu.
Nếu mua nguyên liệu ngoài chợ để tự chế thuốc chữa ho cho con, bạn sẽ rất khó xác định được quả quất có đạt được các tiêu chuẩn này hay không. Những người trồng quất nhỏ lẻ cũng khó đảm bảo được cây, quả của mình có an toàn thực sự, liệu có thể nhiễm hóa chất do bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh…
Những năm gần đây, các công ty dược uy tín, trong đó có Công ty cổ phần Nam Dược, đã liên kết với nhà khoa học, các hộ nông dân, nhà quản lý để phát triển các vùng trồng dược liệu đạt tiêu chuẩn GACP- WHO (Thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới). Có thể kể đến vùng trồng quất tại Vụ Bản- Nam Định.
Theo đó, để trở thành nguyên liệu cho dược phẩm, quất phải đạt các tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt. Các khâu trong quy trình trồng, chăm sóc và thu hái quất đều được công ty Nam Dược giám sát, quản lý chặt chẽ. Quất dược liệu được trồng theo phương pháp tự nhiên, không bón bằng phân hóa học mà dùng phân hữu cơ được làm từ bột đậu tương – sạch tới mức con người có thể ăn được – vừa đảm bảo cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, có khả năng chống chọi bệnh cao, vừa không ảnh hưởng tới sức khỏe người trồng và người tiêu dùng.
Nhờ quy trình đạt chuẩn quốc tế, chất lượng cũng như tính an toàn của quất dược liệu được đảm bảo ngay từ khâu chọn giống, trồng, thu hái tới từ khâu đưa vào sản xuất, kiểm soát thành phẩm, tới tay người dùng.
Ông Đoàn Văn Hoa (xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, Nam Định) cho biết: trồng quất làm dược liệu cho công ty Nam Dược cần đặt chất lượng, độ an toàn lên cao nhất.
Từng là người trồng quất cảnh hàng chục năm trước khi chuyển sang trồng quất dược liệu cung cấp cho Nam Dược, ông Đoàn Văn Hoa (xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, Nam Định), cho biết: “Quất làm thuốc không cần quá coi trọng mẫu mã, nhưng phải thật sạch và an toàn”.
5ha trồng quất dược liệu của gia đình ông Hoa nằm biệt lập trên một hòn đảo giữa sông Đào để tránh bị ảnh hưởng tiêu cực từ các vùng sản xuất nông nghiệp xung quanh. Những cây quất dược liệu ông trồng không có thế đẹp, tán tròn, quả vàng đều một loạt như quất cảnh. Vỏ quả có thể rám, trên cây có trái xanh, trái chín… nhưng quan trọng là tất cả đều sạch 100%.
Vì được trồng theo phương pháp tự nhiên và chăm bón hữu cơ, vùng quất dược liệu ra quả quanh năm. Quất được thu hái khi đạt độ chín vừa phải, vỏ chuyển sang màu vàng, để thu được hàm lượng dược chất cao và tốt nhất. Quả quất có vỏ dày, đậm mùi thơm của tinh dầu, nhiều nước, vị chua thanh đặc trưng, đặc biệt an cao, sử dụng được cho cả trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai và cho con bú.
Người nông dân cũng được các chuyên gia hướng dẫn cách thu hái sao để giữ quả tươi lâu, không bị nhiễm khuẩn: Quất khi vặt phải còn nguyên cuống, núm quả, bởi nếu bị sứt vỏ sẽ rất nhanh thối.
Khi thu hái quất, chủ vườn cũng phải kiểm soát sát sao chất lượng sản phẩm trước khi cung cấp cho đơn vị sản xuất. Ông Hoa cho biết: “Người trồng, chăm sóc, thu hái đều phải hết sức tận tâm, cẩn thận, đặt chất lượng lên hàng đầu. Đó là vì người tiêu dùng nhưng cũng là cho chính mình, bởi chỉ cần phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong quất thì mọi hợp đồng đều chấm dứt”.
Sau khi đưa tới nhà máy Nam Dược để sản xuất siro ho cảm thảo dược cho trẻ em tại Nam Định, quất lại được kiểm tra chất lượng một lần nữa, trước khi mang đi rửa sạch, ngâm nước muối 30 phút để diệt khuẩn, sau đó vớt ra phơi khô và đưa vào máy chưng với đường phèn. Dịch quất sau khi được chiết xuất sẽ tiếp tục được pha trộn với dịch chiết của các dược liệu khác như cát cánh, mạch môn, gừng, mật ong… để tạo thành sản phẩm siro chữa ho, cảm cho trẻ em. Toàn bộ quy trình từ khi thu hoạch đến khi thành phẩm mất khoảng 2 tuần, với mỗi 500kg quất sạch sẽ tạo thành 20.000 lọ siro, đảm bảo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Bộ Y tế.
Kế thừa bài thuốc dân gian chữa ho-cảm hiệu nghiệm hàng ngàn năm, với thành phần hoàn toàn từ các dược liệu Việt đạt tiêu chuẩn GACP-WHO (Thực hành tốt trồng trọt và thu hái Dược liệu sạch của Tổ chức Y tế thế giới), Siro ho cảm thảo dược an toàn với cả trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và cho con bú.